Tiểu Sử Duy Khánh – Gia Đình Quyền Thế Của Danh Ca Đình Đám Nhất Việt Nam Thập Niên 60 Duy Khánh (1936–2003), tên thật Nguyễn Văn ...
Tiểu Sử Duy Khánh – Gia Đình Quyền Thế Của Danh Ca Đình Đám Nhất Việt Nam Thập Niên 60
Duy Khánh (1936–2003), tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh
Duy Khánh là nam ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam. Ông nổi danh từ thập niên
1960, ban đầu với những bài hát mang âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của
Phạm Duy, nhạc về quê hương, về sau ông được xem như là 1 trong 4 giọng nam
của nhạc vàng thời kỳ đầu (Tứ trụ nhạc vàng), 3 người còn lại là: Nhật
Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng
với hơn 30 ca khúc đặc sắc.là nam ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam. Ông nổi
danh từ thập niên 1960, ban đầu với những bài hát mang âm hưởng dân ca và
"dân ca mới" của Phạm Duy, nhạc về quê hương, về sau ông được xem như là 1
trong 4 giọng nam của nhạc vàng thời kỳ đầu (Tứ trụ nhạc vàng), 3 người còn
lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Ông còn được biết đến như một
nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc đặc sắc.
Duy Khánh là nam ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam. Ông nổi danh từ thập niên 1960 |
Duy Khánh sinh năm 1936 tại làng An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong,
Quảng Trị, là con áp út trong một gia đình vọng tộc gốc thuộc dòng dõi Quận
công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn. Dòng họ Nguyễn này
có vợ của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm.
Năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á
tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo
đuổi nghề ca hát.
Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi với nghệ danh
Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng
với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài
có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về,
Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền Trung... rồi đổi nghệ
danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người
bạn thân của ông.
Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê
hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng
tác đầu tay: Ai ra xứ Huế, Thương về miền Trung.
Ngoài ra, từ đầu thập niên 1960 cho đến năm 1975, Duy Khánh còn lập nhóm chủ
trương xuất bản tờ nhạc mang tên 1001 Bài Ca Hay quy tụ được nhiều tác phẩm
của các nhạc sĩ nổi tiếng thời điểm đó như Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Hoài
Linh, Lam Phương, Trúc Phương... Tờ nhạc do nhóm xuất bản được giới mộ nhạc
đánh giá cao vì in ronéo bản đẹp và minh họa công phu do chính Duy Khánh chỉ
đạo thực hiện.
Năm 1964, ông thành hôn với Âu Phùng, một vũ công xinh đẹp gốc Hoa trong ban
vũ Lưu Bình Hồng, sinh ra 2 người con. Về sau hai người đã ly dị.
Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con
đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường ca Mẹ Việt
Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái
Thanh, Duy Khánh.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam và bị cấm hát trong một
thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ nhạc sĩ Châu Kỳ,
Nhật Ngân, ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến,...
Vào khoảng giữa thập niên 1970, ông kết hôn với bà Thúy Hoa rồi sống tại
Vũng Tàu. Họ có với nhau 3 người con, 1 trai và 2 gái. Ông chuyển sang theo
đạo Công giáo và có tên thánh là Micae.
Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho Trung tâm Làng Văn, và
xuất hiện trên một số cuốn video của trung tâm Asia, sau đó, thành lập trung
tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến khi qua đời.
Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003, tại bệnh viện Fountain
Valley, Quận Cam, California, Hưởng Thọ 67 tuổi.
Theo :wikipedia
🎵❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️🎵
Cảm ơn đã theo dõi, nhạc vàng yêu thích chúc các bạn một ngày vui
vẻ
Không có nhận xét nào